Từ xưa đến nay, bạn thường nghe đến cụm từ “gia sư giỏi” nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu hết được về nó chưa? Vốn dĩ chẳng có một định nghĩa cụ thể nào cho việc giỏi hay không giỏi ở một việc nào cả. Giỏi chỉ là cách đánh giá từ người ngoài nhìn vào một sự việc con người nào đó. Nhưng họ không phải là người trong cuộc. Ví dụ, bạn A được điểm 10, mọi người sẽ nói bạn A giỏi. Cùng tìm hiểu về khái niệm gia sư qua bài viết dưới đây nhé.
Table of Contents
Khái niệm gia sư là gì?
Khái niệm gia sư từ xa xưa, gia sư đã được nhắc đến dưới cái tên thầy đồ: giúp các đệ tử, môn đệ của mình phát triển các tố chất: cầm, kỳ, thi, họa, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý để có thể ứng thi khoa bảng trong các chiều đại vua chúa giúp ích cho xã hội.

Gia sư là một từ gốc Hán Việt, chúng ta hiểu ngắn gọn như sau: Gia là nhà, sư là thầy – Gia sư tức là: thầy dạy tại nhà.
>>>Xem thêm: Tổng hợp 10 việc làm chỉ cần ngồi nhà, bạn vẫn kiếm được tiền triệu
Khái niệm gia sư ngày nay có phải là một người thầy đúng nghĩa?
Có câu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ là thầy, nửa chữ là thầy) thì gia sư thời nay trong lĩnh vực giáo dục vẫn là một người thầy đúng nghĩa.
Tuy nhiên, xã hội đã bình đẳng hơn trong giao tiếp ứng xử, nghề nghiệp, thầy giáo – gia sư cũng chỉ là một công việc như bất cứ công việc nào khác trong xã hội. Hơn nữa, trong thời buổi kinh tế thị trường tiếng nói của đồng tiền còn mạnh hơn cả. Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, giáo viên, gia sư không còn được trân trọng như trước, nhưng ý nghĩa người thầy thì vẫn bất di bất dịch.
Những người hoạt động trong lĩnh vực gia sư là ai?
Những người hoạt động trong lĩnh vực gia sư không chỉ là giáo viên đương chức, những giáo viên đã về hưu mà là tất cả các tầng lớp tri thức: Cử nhân, kỹ sư, sinh viên cao học, sinh viên đại học, chuyên viên tin học, năng khiếu…Họ có năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, phẩm chất đạo đức tốt.
Họ đến với lĩnh vực gia sư không chỉ với mục tiêu: Cơm, áo, gạo tiền, mà còn là sự đam mê, tình yêu giành cho nghề giáo, tình yêu đất nước. Họ muốn được khẳng định mình, muốn làm một việc gì đó giúp ích cho xã hội và góp phần xây dựng một tương lai tươi đẹp.
Ai là đối tượng phục vụ của gia sư?
Khái niệm gia sư đối tượng phục vụ của gia sư không chỉ là những học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, sinh viên đại học cao đẳng, mà là tất cả những ai có nhu cầu bổ sung kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực như:
Kiến thức phổ thông (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ, Văn, Sử, Địa..), kiến thức tin học ( Tin học lập trình, tin học ứng dụng, tin học văn phòng…), Ngoại ngữ cho người đi làm (tiếng Anh, tiếng Hoa, Nhật, Hàn ), năng khiếu đàn hát, vẽ,…
Vì sao gia sư trở nên cần thiết trong xã hội?

Từ những năm 2000 đến nay có rất nhiều sự thay đổi cải cách giáo dục. Khối lượng kiến thức nhẹ hơn, quy chế tuyển sinh thay đổi, quy định giảng dạy tại nhà của các giáo viên, giảng viên đương nhiệm chặt chẽ có nhiều hạn chế. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội nhiều sự biến đổi phức tạp, dẫn đến việc học hành tại các “lò luyện thi” không còn được hưởng ứng mạnh mẽ như trước.
Thay vào đó
Các phụ huynh học sinh tìm kiếm gia sư tại nhà cho con em mình ngày một nhiều, từ thành thị đến nông thôn ở đâu cũng có nhu cầu tìm gia sư. Nghề gia sư đang trở thành một dịch vụ không thể thiếu trong xã hội, đặc biệt là các đô thị lớn hiện nay.
Nỗi lo của phụ huynh khi tìm Gia sư
Định nghĩa từ giỏi nghe có vẻ đơn thuần. Tuy nhiên cụm từ “gia sư giỏi” thì lại khác, nó bao gồm nhiều ý khác nhau. Cùng gia sư Đức Minh tìm hiểu về một gia sư giỏi là như thế nào nhé! Hi vọng bài viết này sẽ bổ ích với những ai đang và sẽ trở thành một gia sư dạy thêm tại nhà.
>>>Xem thêm: Top 10 việc làm lương cao nhất Việt Nam & Chưa bao giờ hết HOT
Gia sư giỏi về kiến thức sư phạm

Muốn trở thành một gia sư giỏi, tất nhiên bạn cần phải có lượng kiến thức dồi dào, kỹ năng học tập ổn định mới có thể đi dạy học cho người khác, nhất là các em học sinh còn nhỏ và chưa biết gì.
Gia sư giỏi không nhất thiết phải là người có kỹ năng dày dặn lâu năm.
Gia sư có thể bắt đầu công việc với những gì mình có: tri thức, điểm số. Các phụ huynh nhìn vào đâu để lựa chọn gia sư cho con mình? Xin trả lời đó chính là thành tích của các bạn gia sư. Khi đem so sánh nhiều bản lý lịch gia sư, phụ huynh sẽ thường lựa chọn các bạn có điểm số cao trong bài thi đại học và học tại các trường đại học uy tín.
Tất nhiên đó chỉ là một tiêu chí sơ khảo ban đầu, tất cả vẫn còn đang ở phía trước.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Khái niệm gia sư. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách làm giàu từ kinh doanh nhỏ hiệu quả nhất
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( giasuducminh, giasutienphong, …. )