Đánh giá năng lực của nhân viên là một bước quan trọng để chọn ra những ứng viên có tiềm năng trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng quy trình đánh giá năng lực nhân viên? Bài viết dưới đây của tuyendung.topcv.vn sẽ giúp bạn giải đáp!
Table of Contents
Đánh giá năng lực nhân viên là gì?
Đánh giá năng lực nhân sự là một trong những công việc của nhà quản trị hoặc phòng nhân sự. Công việc nhằm kiểm tra hiệu quả làm việc, thái độ làm việc, kỹ năng trong quá trình làm việc của nhân viên ở khoảng thời gian nhất định.
Qua việc đánh giá năng lực nhân viên nhà quản lý sẽ nắm bắt được chính xác năng lực làm việc của từng cá nhân. Từ đó đưa ra những kế hoạch phát triển, khen thưởng hoặc kỷ luật phù hợp. Nó cũng tạo nên tinh thần phấn đấu, cống hiến của các nhân viên dành cho doanh nghiệp.
Mô hình aks hiện đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng để đánh giá năng lực của nhân viên dựa trên ba yếu tố là thái độ, kiến thức và kỹ năng. Mô hình này thường được áp dụng cho cả ứng viên tuyển dụng và nhân sự đang làm việc tại doanh nghiệp.
Đánh giá năng lực nhân viên là như thế nào?
Quy trình đánh giá năng lực nhân viên mới nhất
Quy trình đánh giá năng lực nhân viên phải được ghi nhận các thông tin đa chiều, thông số đánh giá rõ ràng và được nghiệm thu theo quy định. Cụ thể quy trình đánh giá năng lực nhân viên sẽ được thực hiện theo những bước cơ bản sau:
Xây dựng mẫu đánh giá nhân viên
Quy trình đánh giá năng lực nhân viên cần được tiến hành công bằng, khách quan đảm bảo quyền lợi cho nhân viên. Một trong những cách để đảm bảo sự nhất quán đó là dùng một mẫu đánh giá tiêu chuẩn với mỗi mẫu chỉ nên đánh giá một yếu tố nhất định.
Đối với vị trí nhân viên thì mẫu đánh giá năng lực cần có các yếu tố như: Trình độ chuyên môn, kỹ năng, khối lượng công việc, chất lượng công việc,… Mỗi yếu tố sẽ có các thang đánh giá khác nhau và phần giải thích vì sao lại chọn thang đánh giá đó.
Đối với các vị trí quản lý thì mẫu đánh giá năng lực sẽ có thêm phần đánh giá các kỹ năng lãnh đạo như khả năng kết nối các thành viên trong nhóm, khả năng tạo động lực, khả năng định hướng, khả năng xử lý khủng hoảng,…
Xác định các chỉ số đánh giá
Khi xác định được các chỉ số đánh giá sẽ giúp cho quá trình đánh giá năng lực nhân viên nhanh chóng hơn. Thông qua dữ liệu có thể đánh giá được năng lực của từng nhân viên. Doanh nghiệp nên căn cứ vào bản mô tả công việc để đưa ra bộ chỉ số đánh phù hợp nhất. Để xác định các chỉ số đánh giá nhân viên bạn cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra lại bản mô tả công việc của từng vị trí trong doanh nghiệp.
- Xác định các nhiệm vụ, trách nhiệm chính của từng vị trí có thể đo lường.
- Thu thập thông tin định lượng bằng cách làm việc với nhân viên và quản lý ở từng phòng ban, kiểm tra mẫu quá khứ. Từ dữ liệu thu thập được thống nhất các chỉ số và chỉ tiêu cho từng bộ phận.
- Theo dõi tiến độ thực hiện của các chỉ tiêu.
Chỉ số đánh giá giúp đo lường khách quan năng lực của nhân viên
Tiến hành đánh giá nhân viên
Trước khi thực hiện hoạt động đánh giá năng lực nhân sự, doanh nghiệp cần đảm bảo mọi nhân viên đều nắm rõ cách thức nghiệm thu. Người điều phối buổi nghiệm thu cần chú ý:
- Đưa ra nhận xét về ưu và nhược điểm tránh cho nhân viên cảm thấy bị xúc phạm hoặc tự ti.
- Đưa ra các giải pháp, định hướng rõ ràng để cải tiện. Trong quá trình góp ý hãy chỉ rõ bạn muốn nhân sự đó cải thiện những điểm gì và sẽ có biện pháp hỗ trợ gì?
- Khuyến khích các nhân viên đóng góp ý kiến để cải thiện công việc.
Đưa ra chính sách và chế độ thưởng phạt
Bên cạnh hệ thống đánh giá năng lực nhân viên thì vẫn sẽ có những nhân sự làm việc không hiệu quả. Với những tình huống bạn sẽ cần đưa ra những chính sách khen thưởng và kỷ luật rõ ràng. Cần liệt kê rõ những hình thức mà đội ngũ quản lý nhân sự sẽ thực thi khi nhân viên vẫn không cải thiện được hiệu quả làm việc của mình như cảnh cáo, biên bản kiểm điểm, trừ mức lương thưởng, đình chỉ hoạt động,…
Ban lãnh đạo đưa ra cơ chế thưởng phạt công bằng để tạo động lực cho nhân sự
Nghiệm thu kết quả
Khi đã xây dựng quy trình đánh giá năng lực nhân viên hoàn chỉnh thì công việc cuối cùng là nghiệm thu kết quả. Thông thường một số doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiệm thu đánh giá vào thời điểm kết thúc quý. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại lựa chọn thời gian đánh giá năng lực nhân viên là từng tháng. Dựa vào kết quả đánh giá nhân viên mà các nhà quản trị có cái nhìn bao quát về tình hình hoạt động của công ty từ đó có định hướng hoạt động tốt nhất.
Một quy trình đánh giá năng lực nhân viên chuyên nghiệp, rõ ràng là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý nhân sự. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một quy trình đánh giá năng lực phù hợp.
Discussion about this post