Kỹ thuật Hóa học là một nhánh của khoa học ứng dụng, khoa học sự sống cùng với toán học ứng dụng và kinh tế để tạo ra quá trình chuyển hóa, vận chuyển, sử dụng hóa chất, vật liệu và năng lượng đúng cách. Các kỹ sư Hóa học có nhiệm vụ thiết kế các quy trình có quy mô lớn để chuyến đổi hóa chất, vật liệu thô, vi sinh vật và năng lượng thành các dạng sản phẩm hữu ích. Hãy cùng tìm hiểu ngành Kỹ thuật Hóa học trong bài viết dưới đây.
Table of Contents
Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?

Trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghệ kỹ thuật hóa học ngày càng giữ vai trò quan trọng, trở thành vị trí không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất, thu hút lượng lớn nguồn lao động.
Công nghệ kỹ thuật hóa học ngành nghiên cứu nhiều lĩnh vực sản xuất như:
Công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng (khai khoáng, khai thác và chế biến dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, pin, acquy, …); công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, vật liệu vô cơ, hữu cơ, cao su, polymer,…); công nghiệp hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, chế biến cao su, dược phẩm,…); công nghiệp vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông, gạch, sản phẩm nội ngoại thất,…); công nghiệp điện hóa (pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại, …) các ngành công nghiệp nhẹ như:
Công nghiệp lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt – da, công nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in, giấy, nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, dược phẩm,…); nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản)…
>>>Xem thêm: Tổng hợp các chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả nhất
Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học học những gì?
Sinh viên theo học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Vẽ kỹ thuật; thí nghiệm hóa hữu cơ CAD; hóa kỹ thuật, cơ học ứng dụng, hóa lý; hóa phân tích; tin học trong hóa học, hóa hữu cơ; hóa học vật liệu; công nghệ điện hóa, hóa học các hợp chất cao phân tử; động học xúc tác; hóa học dầu mỏ; các phương pháp phân tích công cụ, công nghệ hóa dầu, vật liệu silicat,…
Ngoài khối kiến thức chuyên môn
Sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc thí nghiệm vật lý, thí nghiệm hóa hữu cơ và hóa vô cơ, thí nghiệm hóa phân tích, thí nghiệm vi sinh, thí nghiệm hóa lý, thí nghiệm hóa mỹ phẩm, thí nghiệm sản xuất chất tẩy rửa, thí nghiệm tổng hợp nano,…
Học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học ra trường làm gì? Làm ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học tại Trường Đại học Lạc Hồng có khả năng đảm nhận công việc với các vị trí như: Kỹ sư điều hành dây chuyền sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp liên quan đến hóa chất, dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, dầu khí, môi trường, công nghệ vật liệu; cán bộ phân tích kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm;
Cán bộ tại các cơ quan quản lý Nhà nước; chuyên gia nghiên cứu tại các viện hóa học, viện vật liệu, mỹ phẩm; kỹ sư điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xi-măng; giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo…Bạn cũng có thể khởi nghiệp và thành công bằng cách lập công ty kinh doanh về ngành hóa, mỹ phẩm,…
Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học, nếu bạn muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Mỏ địa chất
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Công nghiệp Việt Trì
– Khu vực miền Trung:
- Kỹ thuật Hóa học Đại học Vinh
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Nha Trang
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Công nghiệp Vinh
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học An Giang
- Đại học Lạc Hồng
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
>>>Xem thêm:Tổng hợp các chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả nhất
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Hóa học
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hóa học sẽ làm việc trong các lĩnh vực về quản lý và vận hành hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, dầu khí, môi trường, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm…

Cụ thể các vị trí công việc sau:
- Kỹ sư thiết kế thuộc các tập đoàn kinh tế, công nghiệp quốc gia, tư nhân, đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực Hóa chất, xăng dầu, hàng không, dược phẩm,.
- Kỹ sư vận hành tại nhà máy, khu công nghiệp, tập đoàn về dầu khí, môi trường…
- Kỹ sư công nghệ tại các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, hay công nghệ vật liệu mới như: Polymer, vật liệu siêu bền, điện tử, năng lượng…
- Kỹ thuật viên phân tích, chuyên viên nghiên cứu tại các Viện hóa học, Viện vật liệu, mỹ phẩm…
- Kỹ sư điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xi-măng.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Kỹ thuật Hóa học. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm :Định nghĩa về công việc part time dành cho học sinh sinh viên
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( lhu.edu, tuyensinhso, … )