Việc làm pha chế là công việc thuộc nhóm ngành nhà hàng – khách sạn. Một nhân viên pha chế sẽ phải trực tiếp sáng tạo ra các loại thức uống ngon, đẹp mắt để phục vụ khách hàng. Không chỉ sáng tạo ra các loại thức uống, một nhân viên pha chế còn phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau với những kỹ năng khác nhau. Cùng mình tìm hiểu về việc làm nhân viên pha chế bartender qua bài viết dưới đây nhé.
Table of Contents
Nhân viên pha chế bartender là ai?

Nhân viên pha chế bartender ( Bartender/Barista) là người trực tiếp sáng tạo, trình bày các loại thức uống: rượu, cafe,cocktail… Với việc làm pha chế này thì người pha chế sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đưa đồ uống đến khách thông qua nhân viên phục vụ. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa Bartender và Barista. Nhiều người nghĩ đây chỉ là cách gọi khác nhau của người pha chế nhưng thực chất không phải.
Nhân viên pha chế bartender:
Là người pha chế nhưng chủ yếu pha chế các thức uống như: sinh tố, soda, rượu, cocktail. Bartender sẽ là người đảm nhiệm vai trò pha chế trong các quầy bar.
Nhân viên pha chế Barista:
Cũng là người pha chế nhưng là pha chế cafe là chủ yếu. Với việc làm pha chế này, bạn sẽ phải chế tạo các thức uống từ cafe từ cafe rang xay, cafe truyền thống, tạo hình nghệ thuật cafe.. và quan trọng nhất là tạo ra thức uống mang hương vị thơm ngon cho khách hàng.
>>>Xem thêm: Khái niệm về đấu thầu dự án của các chủ doanh nghiệp
Nhân viên pha chế làm những công việc gì?
Làm một nhân viên pha chế, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm một số công việc sau đây:
– Chào khách, order, ghi chép lại yêu cầu phục vụ thức uống của khách hàng
– Giới thiệu các đồ uống mới trong ngày
– Pha chế, sáng tạo ra thức uống: cocktail, rượu, cafe, trà sữa..
– Trả đồ, rót thức uống, phục vụ khách hàng
– Kiểm tra danh tính khách hàng trước khi phục vụ thức uống( nếu vào bar cần xác định độ tuổi được sử dụng rượu bia)
– Dọn dẹp khu vực làm việc trước và sau khi làm ( quầy bar..)
– Thanh toán hóa đơn cho khách
Nhân viên pha chế cần kỹ năng gì?

– Kỹ năng ghi nhớ
Làm việc pha chế đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải ghi nhớ vô vàn công thức đồ uống. Chắc chắn sẽ chẳng có chỗ nào tuyển một nhân viên pha chế có “não cá vàng” đâu. Vì thế, muốn theo đuổi công việc pha chế này ngoài đam mê, kiến thức bạn cũng cần phải học và rèn luyện khả năng ghi nhớ. Để tăng khả năng ghi nhớ, bạn có thể tham khảo các bài tập có sẵn trên mạng hoặc đến các trung tâm kỹ năng.
– Kỹ năng phục vụ, giao tiếp
Nhân viên pha chế bartender bất kì một công việc nào cũng cần đến kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, với công việc pha chế, phục vụ trực tiếp khách hàng thì đây là một trong những kỹ năng cần thiết hơn cả. Bạn cần phải giới thiệu đồ cho khách, hiểu khách cũng như nắm bắt tâm lý của khách thông qua việc giao tiếp. Ngoài ra, việc biết thêm các tiếng nước ngoài cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc.
– Kỹ năng biểu diễn
Khi đến các quầy bar, quán rượu, bạn thường thấy các bartender có những động tác biểu diễn pha chế đồ uống đẹp mắt đúng không nào? Để có những màn biểu diễn thu hút khách hàng như vậy, các bartender đã phải trải qua những lớp học về kỹ năng biểu diễn. Có thể nói đây chính là kỹ năng khó nhất mà không phải ai cũng làm được.
>>>Xem thêm: Tổng hợp 16 kỹ năng ngành dịch vụ khách hàng quan trọng nhất
Sức Hấp Dẫn Nghề Bartender
Bartender là nghề có công việc mang tính chất thoải mái, môi trường làm việc hiện đại, năng động. Chính vì vậy, công việc này không tạo cảm giác gò bó. Hình tượng Bartender chú tâm vào shaker, tỉ mẫn pha chế và trang trí lên ly cocktail toát ra vẻ “cool ngầu” là một phần khiến các bạn trẻ khao khát được gắn bó với nghề.
Ngành ẩm thực – đồ uống tại Việt Nam không ngừng tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Trong năm qua, ngành này đã đóng góp 15% trong tổng GDP cả nước. Tương lai nghề Bartender có nhiều cơ hội để bạn trẻ phát triển sự nghiệp trong nước và thậm chí là lấn sân ra quốc tế.
Mức thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến mở rộng

Nhân viên pha chế bartender yếu tố giúp nghề Bartender thu hút người theo đuổi. Sau khóa học nghề ngắn hạn, bạn đã đủ kiến thức và kỹ năng để ứng tuyển vào làm việc ở vị trí Phụ Bar. Khi kinh nghiệm và kiến thức được tích lũy tốt, năng suất làm việc cao, bạn có cơ hội phát triển lên các vị trí cao hơn trên lộ trình nghề pha chế như Bartender, Bar Trưởng, Giám sát Bộ phận Pha chế, Quản lý Bộ phận Pha chế, Quản lý Bộ phận Ẩm thực, Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực. Mức lương của Bartender khởi điểm là khoảng 200 USD và có thể tăng lên mức trên 1.300 USD, chưa kể các khoản phụ cấp và tip.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Nhân viên pha chế bartender. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Cách Viết Thư Ứng Tuyển 100% Được Chọn
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( dayphache.edu, blog.topcv, … )