Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp, mục đích của việc đánh giá nhà cung cấp là nhằm lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Table of Contents
Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp sự uy tín của nhà cung cấp

Khi đánh giá nhà cung cấp, uy tín của nhà cung cấp đó là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định tới việc có lựa chọn hợp tác với nhà cung cấp hay không. Để xét xem nhà cung cấp đó có đủ uy tín hay không, nhà quản lý cần lưu ý một số khía cạnh sau:
Xem thêm Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chinh phục mọi nhà tuyển dụng
Thông tin rõ ràng
Nhà cung cấp đó có thực sự tồn tại không; địa chỉ, phương thức liên lạc, giấy phép kinh doanh có hay không?
Sự minh bạch trong hợp tác
Nhà cung cấp đó có đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu, duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác không?
Xem xét các vấn đề về pháp lý
Xem các thủ tục pháp lý liên quan đến các hợp đồng quá khứ, hiện tại của nhà cung cấp; việc tuân thủ pháp luật của nhà cung cấp có đảm bảo không?
Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ cung cấp

Doanh nghiệp bạn cần đến sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp để có thể kinh doanh tốt. Chính vì thế mà nhà cung cấp phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ cung cấp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp bạn.
Các yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có thể kể đến:
- Hiệu suất: Chức năng cơ bản của sản phẩm, dịch vụ như thế nào?
- Tính năng: Tính năng nâng cao và cải tiến sản phẩm/dịch vụ có phù hợp với thứ doanh nghiệp bạn cần?
- Độ bền: Tuổi thọ của sản phẩm hay sự lâu dài của dịch vụ cung cấp có đủ đáp ứng doanh nghiệp bạn?
- Sự phù hợp: Sản phẩm/dịch vụ có đáp ứng được mô tả kỹ thuật cân thiết của doanh nghiệp bạn?
- Khả năng phục vụ: Việc vận hành và bảo hành sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có tốt không?
- Chất lượng cảm nhận: Hình ảnh sản phẩm/dịch vụ dưới cái nhìn của khách hàng của doanh nghiệp bạn hay các đối tác khác của nhà cung cấp đó ổn chứ?
Thời gian giao hàng đúng hẹn
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của cửa hàng bạn. Bởi một khi nhà cung cấp không giao hàng đúng hẹn bạn sẽ không có sản phẩm bán cho khách điều này không chỉ khiến tụt giảm doanh thu mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng khách hàng và sự uy tín của cửa hàng bạn. Giám sát thời gian giao hàng từng đợt giúp bạn đánh giá chính xác năng lực và mức độ tin cậy của từng nhà cung cấp để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.
Tỷ lệ hàng hóa hư hỏng
Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp trong quá trình vận chuyển, hay nhập hàng, nhất là với số lượng lớn, thì việc hư hỏng là hoàn toàn có thể hiểu được. Tuy nhiên bạn cần theo dõi số lượng, tỷ lệ hàng hàng hóa hư hỏng khi được giao đến. Thậm chí trong quá trình bán, bạn cũng nên quan sát thời gian hư hỏng của sản phẩm để biết chất lượng hàng hóa của nhà cung cấp đó tốt hay không.
Các tỷ lệ bạn cần lưu ý bao gồm tỷ lệ hàng hóa hư hòng trên mỗi đơn hàng, số lượng đơn có hư hỏng trên tổng đơn hàng của một kỳ, giá trị hàng hóa hư hỏng và tổng giá trị hàng hóa. Từ các số liệu này bạn có thể đánh giá đơn vị nào cung cấp hàng hóa chất lượng và ổn định nhất. Nếu trong quá trình theo dõi các số liệu này bằng sổ sách gặp nhiều khó khăn thì bạn có thể áp dụng phần mềm quản lý bán hàng để tiết kiệm thời gian và công sức mà số liệu cũng chính xác hơn.
Chính sách bảo hành
Bạn cần phải xem xét thật kỹ các chính sách bảo hành sản phẩm mà nhà cung cấp đưa ra. Bởi trong quá trình sử dụng sản phẩm sẽ có thể phát sinh những sự cố, hư hỏng hàng hóa, hay chất lượng xuống thấp … gây tổn thất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Những nhà cung cấp nào đưa ra chính sách bảo hành chu đáo rõ ràng thì bạn nên cân nhắc lựa chọn nhé.
Xem thêm Top 9 Tiêu chí lựa chọn đơn vị nhập hàng Trung Quốc uy tín
Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán là tiêu chí không thể thiếu trong bảng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp. Tiêu chí này ảnh hưởng đến khả năng mua và lợi nhuận của doanh nghiệp bạn.
Các yếu tố đánh giá giá cả sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có thể kể đến:
- Sự cạnh tranh: Giá phải trả phải tương đương với giá của các nhà cung cấp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự. Doanh nghiệp nên có báo giá của nhiều nhà cung cấp để so sánh, đánh giá tốt hơn.
- Sự ổn định: Giá cả nên ổn định một cách hợp lý theo thời gian.
- Sự chính xác: Giá trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn chỉ nên có chênh lệch nhỏ.
- Việc thay đổi giá: Nhà cung cấp cần thông báo trước đầy đủ khi có thay đổi giá.
- Minh bạch trong thanh toán: Khoảng thời gian trung bình để nhận được ghi chú tín dụng phải hợp lý. Chi phí ước tính không được thay đổi đáng kể so với hóa đơn cuối cùng. Hóa đơn của nhà cung cấp cần kịp thời và dễ đọc và dễ hiểu.
Qua bài viết trên Topviec.vn đây đã cung cấp các thông tin về tiêu chí đánh giá nhà cung cấp đạt chuẩn. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( dnbvietnam.com, www.kiotviet.vn, … )
Bình luận về chủ đề post