TopViec
  • Trang chủ
  • Top Việc Làm
  • Top CV
  • Top Doanh Nghiệp
  • Tuyển Dụng
  • Chủ Đề Khác
    • Kỹ Năng Văn Phòng
    • Kinh Nghiệm Tìm Việc
TopViec
  • Trang chủ
  • Top Việc Làm
  • Top CV
  • Top Doanh Nghiệp
  • Tuyển Dụng
  • Chủ Đề Khác
    • Kỹ Năng Văn Phòng
    • Kinh Nghiệm Tìm Việc
TopViec
Trang chủ Kỹ năng làm việc

Tìm hiểu về USP là gì? Lợi ích của USP đối với doanh nghiệp

Bởi ATP
12/09/2022
Trong Kỹ năng làm việc
129 5
0
Tìm hiểu về USP là gì? Lợi ích của USP đối với doanh nghiệp
154
Chia Sẻ
1.9k
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tìm hiểu về USP là người làm Marketing hay người quản trị cần nắm rõ khái niệm của thuật ngữ này để tìm ra USP của doanh nghiệp bạn. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.

Table of Contents

  • Tìm hiểu về USP​ là gì?
  • Lợi ích của USP đối với doanh nghiệp
    • Tạo lòng tin
    • Thông báo cho khách hàng tiềm năng về doanh nghiệp của bạn
    • Đưa doanh nghiệp của bạn đứng đầu thị trường
  • Vai trò của USP là gì?
  • 4 bước tạo một USP thành công và hiệu quả
    • Bước 1: Tìm Hiểu Nhu Cầu Khách Hàng Muốn
    • Bước 2: Hiểu rõ Đối thủ Cạnh tranh của bạn
    • Bước 3: Hiểu rõ Động Cơ và Hành Vi Mua Của Khách Hàng
    • Bước 4: Gìn Giữ Điểm Khác Biệt Và Sử Dụng

Tìm hiểu về USP​ là gì?

Tìm hiểu về USP​ là gì? Bạn cần biết gì?
Tìm hiểu về USP​ là gì?

USP viết tắt của cụm từ Up Selling Point có nghĩa là “Điểm bán hàng duy nhất”. Từ viết tắt USP thường được sử dụng trong kinh doanh để chỉ một đặc điểm làm cho doanh nghiệp khác biệt với các đối thủ cạnh tranh (ví dụ: giá thấp nhất, chất lượng tốt nhất, dịch vụ khách hàng tốt nhất, nâng cấp miễn phí). Bên ngoài môi trường kinh doanh, USP có thể được áp dụng cho một người để giải thích tại sao họ giỏi hơn những người khác.

Viết tắt USP thường xuyên xuất hiện trong câu hỏi “USP của bạn là gì?”, Có nghĩa là “Điều gì khác biệt bạn với mọi người?” hoặc “Điều gì khiến bạn trở nên đặc biệt?”.

Xem thêm Mô Hình Kinh Doanh Chưa Có Ở Việt Nam – Lợi Nhuận Cao

Lợi ích của USP đối với doanh nghiệp

USP có thể tạo ra rất nhiều lợi ích. Nhưng có 3 lợi ích nổi bật:

Tạo lòng tin

Unique Selling Proposition lấy được lòng tin của khách hàng của bạn. Bạn thực hiện điều này bằng cách thông báo cho khách hàng biết bạn có thể cung cấp sản phẩm gì và bạn hiệu quả hơn đối thủ ở điểm gì.

Thông báo cho khách hàng tiềm năng về doanh nghiệp của bạn

Thông qua Unique Selling Proposition, bạn có thể cho khách hàng biết bạn là ai. Điều đó giúp bạn công bố rộng rãi thông tin của doanh nghiệp bạn và vị thế của bạn trên thị trường.

Đưa doanh nghiệp của bạn đứng đầu thị trường

Unique Selling Proposition hiệu quả chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đánh bại cả những đối thủ lớn và nhỏ. Do đó, bạn có thể dễ dàng chứng minh với các khách hàng tiềm năng rằng bạn là số một.

Vai trò của USP là gì?

Một USP rõ ràng có thể là một công cụ hiệu quả để giúp bạn định hình và tập trung vào các mục tiêu Marketing để thiết lập thành công thương hiệu và sản phẩm. USP cố gắng truyền đạt những lợi ích độc đáo cho người tiêu dùng thường, và là một phần không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty, giúp chiến dịch trở nên đáng nhớ và tạo ấn tượng tích cực trong mắt người tiêu dùng.

Bạn biết điều gì để có thể phân biệt sản phẩm và doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh của bạn, nhưng nếu bạn không truyền đạt rõ ràng cho khách hàng tiềm năng của mình thông qua tất cả tài sản Marketing mà bạn tạo, điều đó sẽ không tạo ra sự khác biệt. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần xác định USP – tức là xác định điểm riêng biệt độc nhất của mình.

4 bước tạo một USP thành công và hiệu quả

USP là gì? Lợi ích & cách để biết USP có tối ưu cho doanh nghiệp
4 bước tạo một USP thành công và hiệu quả

Hãy nhớ rằng USP không phải là một khẩu hiệu nhưng một khẩu hiệu tốt sẽ tóm tắt toàn bộ USP đầy đủ trong một câu để làm cho nó có tác động và tiêu hóa.

Mục đích của USP là trả lời một câu hỏi: “Tại sao khách hàng tiềm năng nên mua hàng của bạn?”. Một USP thành công có thể chỉ là một vài từ (như slogan) hoặc một đoạn văn. Số lượng từ không quan trọng, miễn là bạn nắm bắt và nêu rõ lời hứa cho khách hàng, giúp bạn bạn khác biệt và tạo nên sự mong muốn.

Bước 1: Tìm Hiểu Nhu Cầu Khách Hàng Muốn

Trước tiên, hãy nghĩ xem đâu là điểm khách hàng đánh giá cao về sản phẩm dịch vụ của công ty bạn hoặc đối thủ cạnh tranh. Tìm ra điểm chung cơ bản của mọi nhà cung cấp trong ngành và tìm kiếm yếu tố nào khiến khách hàng quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ.

Bạn nên mời những người có kiến thức trong ngành tham gia quá trình suy luận để mở rộng thêm các giá trị cần tìm kiếm. Sau đó nói chuyện với đội ngũ bán hàng, đội ngũ chăm sóc khách hàng và đặc biệt là khách hàng.

Xem thêm Top 6 Xu Hướng Ngành Nghề Kinh Doanh Là MÔ HÌNH KINH DOANH Hot nhất 2020

Bước 2: Hiểu rõ Đối thủ Cạnh tranh của bạn

Để đánh bại đối thủ cạnh tranh bạn phải có một USP đặc biệt và hoàn hảo, bạn cần phải biết rõ vài đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điều đó có nghĩa là bạn cân phải nghiên cứu website của họ, phương thức họ kinh doanh, cách họ chăm sóc khách hàng và vô số điều khác nữa. Bạn cũng cần phải phân tích USP của đối thủ cạnh tranh và phân tích xem họ tạo ra nó như thế nào. Từ những nghiên cứu trên bạn sẽ rút ra được USP của đối thủ cạnh tranh là gì và họ đã tạo ra nó như thế nào.

“Biết địch biết ta, tìm ra lợi thế”

Tìm hiểu về USP Vẫn tiếp ví dụ về bán giày, bạn bán sản phẩm giày và đối thủ của bạn đang bán hàng hiệu quả vì họ đưa ra mức giá cạnh tranh thấp nhất thị trường đối với sản phẩm cùng loại. Khách hàng đến với họ vì giá của họ rẻ. Khi đó, giá là USP của bạn – bởi đây là đặc điểm mà chỉ có mình họ có mà bạn không có (hoặc bạn không làm tốt bằng).

Bước 3: Hiểu rõ Động Cơ và Hành Vi Mua Của Khách Hàng

Bạn cần biết những gì tạo động lực và thúc đẩy khách hàng.Không chỉ đơn giản là cách phân tích truyền thống về nhân khẩu học của khách hàng như: tuổi tác, giới tính, chủng tộc, thu nhập và vị trí địa lý.

  • Đối với ví dụ về cửa hàng pizza, khảo sát để biết rằng 75% khách hàng của bạn ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi là chưa đủ. Bạn cần phải xem xét động cơ thúc đẩy họ mua pizza là gì? Hương vị, sự tiện lợi, v.v.
  • Các công ty mỹ phẩm và rượu là những ví dụ tuyệt vời về các ngành công nghiệp biết giá trị của việc thúc đẩy định hướng tâm lý. Mọi người mua những sản phẩm này dựa trên mong muốn của họ (dành cho phụ nữ xinh đẹp, sang trọng, quyến rũ, v.v.), chứ không phải dựa trên nhu cầu của họ.

Xem thêm Tìm hiểu qua mô hình nhà trọ mới tại Nhà Tiến Phát

Bước 4: Gìn Giữ Điểm Khác Biệt Và Sử Dụng

USP là gì? (10 ví dụ thực tế) và cách xác định USP cho sản phẩm
Gìn Giữ Điểm Khác Biệt Và Sử Dụng

Tìm hiểu về USP bước cuối cùng là bảo vệ USP của mình. Chắc chắn là ngay khi thấy bạn quảng cáo cho USP của mình, các đối thủ cạnh tranh sẽ làm hết sức mình để phản pháo lại. Nếu bạn xây dựng được một trang web cực đẹp, đối thủ sẽ phản pháo bằng một trang web có thiết kế đẹp hơn. Nếu bạn vừa phát triển thêm tính năng cho sản phẩm, vài tuần sau đối thủ của bạn cũng sẽ có.

Tưởng chừng đã xong, bạn có thể yên ổn bán hàng hiệu quả. Nói đến đây mình xin lấy câu nói của Bác:

Thành quả của bạn mới dựng xây luôn luôn nằm trong tầm ngắm của những đối thủ trên thị trường. Họ có thể bắt chước và cướp trắng công sức bạn phải bỏ ra suốt một thời gian. Do đó, khi đã xác định được USP, đừng dừng lại. Việc chúng ta nên làm lúc này là tiếp tục phát triển USP ấy ngày một tốt hơn, quảng bá nó đến đông đảo khách hàng hơn. Thậm chí, việc bạn nghiên cứu phát triển những USP khác là điều cần thiết để tiếp tục vị trí đi đầu thị trường.

Qua bài viết trên Topviec.vn đây đã cung cấp các thông tin về tìm hiểu về USP là gì? Lợi ích của USP đối với doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.

Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa

Tham khảo ( www.brandsvietnam.com, trungthanh.net, … )

Bài Viết Trước

Quản lý giao dịch là gì? Quản lý giao dịch hoạt động thế nào?

Bài Viết Tiếp Theo

Sale Lead là gì? Sales Leads tại đâu mà có?

Bài Viết Tiếp Theo
Sale Lead là gì? Sales Leads tại đâu mà có?

Sale Lead là gì? Sales Leads tại đâu mà có?

Bình luận về chủ đề post

Blog Chia Sẻ Kiến Thức Về Tuyển Dụng & Tìm Việc Làm, cung cấp cho các ứng viên kinh nghiệm & thông tin cần thiết để tìm việc hiệu quả. Cung cấp cho các nhà tuyển dụng những kiến thức hữu ích để tìm được ứng viên phù hợp.

Các chuyên mục

  • Trang chủ
  • Top Việc Làm
  • Top CV
  • Top Doanh Nghiệp
  • Tuyển Dụng
  • Chủ Đề Khác

Website thuộc sở hữu & chịu trách nhiệm nội dung bởi Công Ty Cổ Phần Công Nghệ CV.com.vn

Theo dõi TopViec.Vn

Facebook
Youtube
Twitter
Instagram

Các liên kết

  • Học nghề Content
  • Mua bán Bất Động Sản
  • Trang chủ
  • Top Việc Làm
  • Top CV
  • Top Doanh Nghiệp
  • Tuyển Dụng
  • Chủ Đề Khác
    • Kỹ Năng Văn Phòng
    • Kinh Nghiệm Tìm Việc

Blog Chia Sẻ Kiến Thức Về Tuyển Dụng & Tìm Việc Làm, cung cấp cho các ứng viên kinh nghiệm & thông tin cần thiết để tìm việc hiệu quả. Cung cấp cho các nhà tuyển dụng những kiến thức hữu ích để tìm được ứng viên phù hợp.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In