Lao động là nguồn lực quan trọng hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên đây cũng là nguồn lực khó kiểm soát và nếu không có công tác quản trị phù hợp thì tình hình kinh doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Mời bạn tìm hiểu tổng quan về quản trị nguồn nhân lực, bao gồm khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Tất tần tật về quản trị nguồn nhân lực
Table of Contents
1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực là gì?
Quản trị nguồn nhân lực là tất cả sách lược, chiến lược nhằm phục vụ hoạt động thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực của một doanh nghiệp nhằm đạt các mục tiêu nhân sự nói riêng và mục tiêu kinh doanh nói chung.
Vào năm 2007, Mathis và Jackson giải thích khái niệm như sau. Quản trị nguồn nhân lực là công tác xây dựng hệ thống con người trong doanh nghiệp để tận dụng sức mạnh nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả nhất.
Không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong quản trị doanh nghiệp. Đó là vì để quản trị nhân sự hiệu quả, đội ngũ lãnh đạo cần phải hoạch định, thực hiện, quản lý nguồn nhân lực và kiểm soát các nhiệm vụ thu hút, tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, phát triển lao động để phục vụ các hoạt động trong doanh nghiệp.
Xét về hình thức, quản trị nhân sự bao gồm các công việc sau đây:
Xây dựng đội ngũ lao động qua việc thu hút, tuyển mộ, tuyển chọn
Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Định hướng cho nhân sự bằng công tác dự báo và thực hiện các chương trình đào tạo, phát triển
Duy trì nguồn nhân lực thông qua đánh giá, xây dựng đội ngũ kế thừa.
Suy cho cùng, mục đích là đảm bảo doanh nghiệp có đủ số lượng người lao động với chất lượng phù hợp
2. Mục tiêu, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực
2.1. Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực
Về mặt tổng quát, quản trị nguồn nhân lực được thực hiện nhằm đưa tổ chức hướng tới các mục tiêu cơ bản sau đây:
Đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức được diễn ra hiệu quả ở hiện tại và tương lai.
Thoả mãn nhu cầu, kỳ vọng của người lao động giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của họ bằng các hình thức như động viên, khen thưởng, phát triển nhằm xây dựng lòng trung thành của nhân viên.
2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực
Với vai trò quan trọng và tính chất khó kiểm soát, việc nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực mang lại nhiều ý nghĩa sau:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó tăng hiệu quả sử dụng con người trong tổ chức. Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh hơn. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực mới là yếu tố quyết định đến sự tồn vong và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thông qua nghiên cứu, bạn có thể tìm ra phương án tối ưu nhất để tìm được người phù hợp để đảm nhận những trọng trách trong tổ chức.
Tốc độ phát triển của khoa học công nghệ yêu cầu khả năng thích ứng từ các doanh nghiệp. Điều này đặt ra nhiệm vụ có các nhà quản trị phải tối ưu được từng quá trình trong công tác quản trị nguồn nhân lực như: tuyển mộ, tuyển chọn, phát triển và duy trì nguồn nhân lực.
Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả giúp cải thiện và tăng hiệu suất của doanh nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu, nhà quản trị có thể hiểu hơn đội ngũ nhân sự của mình. Bằng sự đồng cảm, lắng nghe và khơi gợi, nhân sự tổ chức sẽ bày tỏ những nhu cầu sâu nhất. Từ đó, bạn có thể thể xây dựng được đội ngũ trung thành và kế thừa; đảm bảo khả năng thực hiện các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Kết luận
Quản trị nguồn nhân lực luôn là một bài toán khó đối với những nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, cần một quá trình dài thì hệ thống nguồn nhân lực mới được hình và hoạt động hiệu quả.
Hy vọng những thông tin tổng quát trên đã có thể giúp bạn hiểu được phần nào công tác quản trị nguồn nhân lực là gì?, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của nó. Từ đó cải thiện được hiệu suất làm việc và kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Chúc bạn thành công!
Discussion about this post