Trình độ văn hóa nghe có vẻ quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa cụ thể thế nào, nhất là những người tìm việc lao động phổ thông, có dân trí thấp. Vậy nên, để Sơ yếu lý lịch được hoàn thiện và chính xác, bạn cần hiểu trình độ văn hóa là gì.
Table of Contents
Trình độ văn hóa là gì?

Hiện khái niệm trình độ văn hóa vẫn chưa có định nghĩa chính thức nào. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giáo dục và việc làm, trình độ văn hóa là thuật ngữ chỉ cấp độ học tập của một cá nhân tương ứng theo các bậc học phổ thông gồm tiểu học – trung học cơ sở – trung học phổ thông và được thể hiện cụ thể trong Sơ yếu lý lịch hay một số giấy tờ, văn bản có liên quan khác yêu cầu khai báo thông tin cá nhân của người thực hiện.
Một số ý kiến cho rằng trình độ văn hóa
Cách hiểu trên chưa đúng vì không nêu được ý bao quát. Bởi trình độ văn hóa không được đánh đồng với trình độ giáo dục phổ thông, tức trình độ học vấn. Thay vào đó, thuật ngữ này phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa, là trình trộ phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần của một cá nhân/ nhóm người/ xã hội, bao gồm cả cách lối và lối sống.
Trình độ văn hóa lý do là vì, trong đời sống thực tế, người có trình độ học vấn cao chưa hẳn đã có trình độ văn hóa cao. Một số ít những người đó còn bị coi là thiếu văn hóa, văn hóa kém và ngược lại. Vì vậy, trong Sơ yếu lý lịch, nên chăng cần thay thế cụm “trình độ văn hóa” bằng một từ khác phù hợp hơn, chẳng hạn như trình độ học vấn hoặc trình độ giáo dục phổ thông… để tránh sự nhầm lẫn, đánh đồng dẫn đến hiểu sai nghĩa.
>>>Xem thêm: Tổng hợp các cách tính lương đóng bhxh mới nhất 2020
Tại sao cần có trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch?

Việc yêu cầu khai báo trình độ văn hóa/ trình độ học vấn trong Sơ yếu lý lịch hay các giấy tờ khai báo thông tin cá nhân giúp người xem/ đọc bước đầu nắm được trình độ giáo dục của cá nhân liên quan – làm căn cứ ra quyết định như tuyển dụng – xác định hệ số lương, cấp học bổng, đào tạo, nâng cao bậc học…
Cách ghi trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch
Trong khi chờ đợi sự thay đổi cần thiết, người dân vẫn phải kê khai trình độ văn hóa theo hướng dẫn sau. Việc kê khai trình độ văn hóa (trình độ giáo dục phổ thông) như sau: Ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.
Ví dụ khi ghi trình độ văn hóa
Lớp 10/10 (đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm) (theo Quyết định 06/2007/QĐ-BNV, Công văn 2474/BNV-CCVC ngày 27/8/2007).
(Bắt đầu từ năm 1981, hệ thống giáo dục được chuyển từ hệ 10 năm sang hệ 12 năm – Quyết định 135/CP).
Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư, Cử nhân, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…
Hướng dẫn ghi trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch
Tuy trình độ văn hóa hiện bị đánh đồng với trình độ học vấn nhưng rõ ràng, nếu đã và đang xuất hiện trên các giấy tờ bắt buộc cần kê khai lý lịch thì rõ ràng, người thực hiện cần hiểu đúng và điền đúng.
Tại Phần I. Lịch sử bản thân của mẫu Sơ yếu lý lịch, đôi khi sẽ hiển thị (in) “trình độ văn hóa” hoặc “trình độ học vấn” và bắt buộc phải điền chính xác. Cá nhân đã học qua được cấp bậc học nào thì cần phải ghi vào mục “trinh độ văn hóa” hoặc “trình độ học vấn” tương ứng trong Sơ yếu lý lịch ở cấp bậc học đó. Tức là, phải ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào…, đồng thời, ưu tiên ghi cấp bậc cao nhất.
Ví dụ:
+ Tốt nghiệp lớp 12 thì ghi 12/12
+ Tốt nghiệp lớp 9 thì ghi 9/10…
Ngoài ra, một số trường hợp cần ghi cụ thể hơn là hệ đào tạo chính quy hay trung cấp nghề…
Mặc khác, tùy vào mục hiển thị trên Sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ mà có cách ghi cho phù hợp. Cụ thể:
+ Nếu Sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ ghi trình độ văn hóa thì ghi 12/12…
+ Nếu Sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ ghi trình độ học vấn thì ghi cấp 2, cấp ba hoặc đại học.
Tốt nghiệp Đại học thì ghi mục trình độ văn hóa thế nào?

Nhiều bạn tốt nghiệp đại học và ghi vào mục trình độ văn hóa là đại học. Như vậy là Sai.
Bởi vì, như đã trình bày ở phần trình độ văn hóa là gì, mục này sẽ được xét trên cấp bậc học trung học phổ thông, bao gồm: mù chữ – tiểu học – THCS – THPT, không bao gồm các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng… Do đó, nếu bạn đang hoặc đã học xong đại học hay các bậc học cao hơn tương ứng thì tại mục trình độ văn hóa cũng sẽ chỉ ghi là 12/12 thôi nhé.
Nội dung ghi là cử nhân Quản trị du lịch, Thạc sĩ Kinh tế, Tiến sĩ Luật… sẽ được điền tại mục trình độ chuyên môn, mục này có thể có sẵn trên Sơ yếu lý lịch/ hồ sơ hoặc bạn phải tự chuẩn bị mẫu sơ yếu lý lịch riêng phù hợp.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Trình độ văn hóa. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Tổng hợp 10 việc làm chỉ cần ngồi nhà, bạn vẫn kiếm được tiền triệu
Lộc Đat-tổng hợp
Tham khảo ( grabviec. luatvietnam, … )