Nhân viên giám sát là những quản lý trực tiếp (quản lý cấp một) tại một cửa hàng, bộ phận, cơ sở. Vai trò, trách nhiệm và yêu cầu với vị trí này được trình bày đầy đủ trong bản mô tả công việc của nhân viên giám sát.
Table of Contents
Mô tả công việc của nhân viên giám sát
Nhân viên giám sát tuỳ vào từng bộ phận (giám sát bán hàng, giám sát lễ tân khách sạn, giám sát sản xuất, v.v.) và quy mô công ty mà nhân viên giám sát có thể thực hiện nhiệm vụ khác nhau.

Tuy nhiên, công việc chính của nhân viên giám sát gồm có:
- Giúp nhóm/bộ phận hiểu các mục tiêu hiệu suất và thực hiện công việc theo đúng tiêu chuẩn, quy định để thực hiện mục tiêu đó.
- Đào tạo hoặc đảm bảo rằng người lao động được đào tạo đúng hướng cho các vai trò cụ thể.
- Lên lịch cho giờ giấc và ca làm việc.
- Phối hợp luân chuyển công việc và đào tạo chéo.
- Chia sẻ, cập nhật những thay đổi trong chính sách công ty, kết quả tài chính và mục tiêu mới với các thành viên trong nhóm.
- Hỗ trợ giải quyết các trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như vấn đề về chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc chăm sóc khách hàng.
- Xác định và giải quyết các vấn đề tại nơi làm việc, ví dụ như trường hợp nhân viên đi làm muộn hoặc vắng mặt.
- Chuẩn bị tài liệu và báo cáo gửi lên quản lý cấp cao hơn.
- Hỗ trợ các hoạt động tuyển dụng và sa thải.
>>>Xem thêm: Cổ phần ưu đãi cổ tưc của doanh nghiệp mà bạn cần biết
Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí nhân viên giám sát
Để thành công trong vai trò này, ứng viên cần có trình độ và kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm giám sát, quản lý cũng như khả năng giao tiếp tốt, sắp xếp công việc hợp lý, hiệu quả.
Cụ thể, nhân viên giám sát cần có:
- Kinh nghiệm làm nhân viên giám sát, trưởng nhóm.
- Bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên các chuyên ngành liên quan tới bộ phận chịu trách nhiệm giám sát.
- Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
- Sự chú ý đến từng chi tiết, công bằng trong đánh giá, đo lường hiệu suất.
- Đáng tin cậy, khả năng làm việc chuyên nghiệp.
- Kỹ năng lãnh đạo, thuyết phục.
- Khả năng giữ thái độ tích cực trong môi trường có nhịp độ nhanh.
- Khả năng xử lý tình huống tốt, giỏi tương tác và xây dựng mối quan hệ.
Phân biệt Supervisor và Manager

Nhân viên giám sát dùng để chỉ người quản lý hay còn gọi là trưởng phòng. Nhiệm vụ chính là quản lý công việc, nhân viên của một bộ phận trong công ty, doanh nghiệp. Có các chức danh quản lý khác nhau dựa trên phòng ban mà họ quản lý như Giám đốc điều hành, Giám đốc nhân sự, Tổng giám đốc…
Công việc của Supervisor và Manager khá giống nhau
Cùng lập kế hoạch, phân chia công việc và quản lý nhân viên thực hiện đúng tiến độ. Supervisor được xem là cánh tay đắc lực của Manager. Vậy hai vị trí này khác nhau ở điểm nào? Nhiệm vụ và trách nhiệm chính Supervisor trực tiếp giám sát và phân công công việc cho nhân viên trong phạm vi quản lý. Người quản lý lại không nhất thiết phải thực hiện công việc.
>>>Xem thêm; Khái niệm về đấu thầu dự án của các chủ doanh nghiệp
Thay vào đó nhân viên giám sát
Họ kiểm soát và điều phối công việc chung qua sự phối hợp với tất cả bộ phận để đảm bảo đạt được mục tiêu chung. Tất cả công việc giám sát đều phải báo cáo lại cho người quản lý. Và người quản lý báo cáo ban giám đốc về hiệu suất công việc.
Quyền tuyển dụng, thăng chức, thôi việc
Một giám sát viên chỉ có thể ủy thác nhiệm vụ, đào tạo và giới thiệu nhân viên. Họ không có quyền hạn trong việc thuê, thăng chức hoặc sa thải nhân viên. Quyết định cuối cùng của những hành động này này được thực hiện bởi người quản lý.
Cấp quản lý Manager
Là một phần của quản lý cấp trung trong khi Supervisor được xếp vào quản lý cấp thấp và chịu sự quản lý của Manager. Hướng tiếp cận Supervisor có hướng tiếp cận nội bộ vì họ chủ yếu giám sát và làm việc với các nhân viên làm việc trực tiếp với mình. Manager thường phải đối phó với bộ phận, các bên liên quan trong trọng khác. Họ cũng thường phải gặp mặt, trao đổi với đối tác nên có hướng tiếp cận bên ngoài.
Đào tạo

Bạn nên thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo để nhân viên của bạn được năng cao các kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn, phát triển lên một cấp bặc mới. Bằng cách này, bạn vừa tạo điều kiện để nhân viên phát huy tối đa năng lực của họ, lại có thể giữ chân được các nhân viên giỏi lâu dài, từ đó kết quả kinh doanh cũng ngày càng tăng lên.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Nhân viên giám sát. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>xem thêm: Hướng dẫn cách lập kế hoạch bán hàng chi tiết cho bạn 2020
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( joboko, iconicjob, … )