Pain point là gì? Điểm đau của khách hàng là một vấn đề cụ thể mà khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đang gặp phải. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến các bạn đọc, cùng tham khảo nhé!
Table of Contents
Pain point là gì?

Điểm đau của khách hàng trong tiếng Anh là paint point.
Điểm đau của khách hàng là một vấn đề cụ thể mà khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đang gặp phải.
Giống như bất kì vấn đề nào khác, điểm đau của khách hàng cũng đa dạng và phong phú như chính khách hàng tiềm năng của bạn. Tuy nhiên, không phải tất cả các khách hàng tiềm năng đều nhận thức vấn đề mà họ gặp phải. Vì vậy, nhiệm vụ của bạn là chỉ cho khách hàng thấy vấn đề của họ và thuyết phục họ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ra đời để giúp họ giải quyết chúng.
Xem thêm Nhân viên kế toán trong doanh nghiệp làm những việc gì?
Những pain point chung của khách hàng và cách để giải quyết những vấn đề đó
Pain point về tài chính
Khách hàng tiềm năng của bạn đang phải chi quá nhiều tiền cho nhà cung cấp/giải pháp/sản phẩm và dịch vụ hiện tại của họ và họ muốn giảm chi tiêu ấy xuống. Ví dụ: Một bạn gái đang tốn khoảng 1 triệu/tháng cho sản phẩm chăm sóc da mặt, và giờ bạn ấy muốn giảm xuống còn 700 nghìn/tháng nhưng vẫn muốn chất lượng sản phẩm ổn.
Đối tượng mục tiêu của bạn cảm thấy giá của sản phẩm hiện tại họ mua đang quá cao và họ muốn giảm khoản chi tiêu đó xuống để dành cho những mục tiêu khác. Bạn có thể đưa ra giải pháp bằng cách đề xuất ra các sản phẩm có tính năng gần giống như sản phẩm hiện tại nhưng giá thành rẻ hơn.
Ví dụ: Một cô gái đang dành khoảng 1 triệu cho việc mua sắm các sản phẩm chăm sóc da trong vòng 1 tháng. Cô ấy muốn cắt giảm bớt khoản chi tiêu này xuống còn 700.000 nhưng chất lượng sản phẩm tương đương.
Pain point về năng suất
Khách hàng của bạn đang thấy sản phẩm họ đang dùng chưa thực sự tối ưu về công suất, khiến thời gian ra thành phẩm kéo dài hơn. Ví dụ: Một gia đình đang dùng chiếc máy làm sữa hạt với thời gian cho một lần kéo dài đến 40 phút.
Đây là một bất cập với khách hàng do họ thường không có quá nhiều thời gian vào buổi sáng, việc chờ đợi 40’ cho một mẻ sữa hạt ra lò có thể khiến gia đình đó bị muộn học muộn làm. Do đó, một sản phẩm cho ra chất lượng sữa tương đương nhưng thời gian làm ngắn hơn, chỉ 20’ phút chắc chắn sẽ giúp khách hàng giải quyết điểm đau của họ.
Pain point về tìm kiếm trực tuyến
Nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Nhiều thương hiệu chưa tận dụng triệt để các nền tảng mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm của Google. Số ít chưa có trang web còn phần đa là đã có trang web nhưng trang web chưa cập nhật đầy đủ thông tin về số lượng sản phẩm, giá cả, thông số,… Khi khách hàng muốn tìm hiểu về sản phẩm, họ phải đến tận showroom để được tư vấn chi tiết. Đây là một pain point của khách hàng. Các doanh nghiệp có một trang web đầy đủ thông tin cần thiết và tích hợp dịch vụ tư vấn qua tổng đài, tin nhắn chắc chắn sẽ mang lại sự thuận tiện hơn cho khách hàng.
Pain point về thanh toán
Đôi khi, khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán. Việc đơn giản hóa quy trình thanh toán giúp giải quyết pain point của khách hàng. Các doanh nghiệp cũng nên chấp nhận nhiều phương thức thanh toán như tiền mặt, thẻ ngân hàng, ví điện tử,… để khách hàng có sự lựa chọn phù hợp nhất với họ.
Pain point về theo dõi và vận chuyển đơn hàng
Khi mua hàng qua mạng, nhiều người gặp khó khăn với việc theo dõi đơn hàng của mình. Việc không theo dõi được quá trình hàng hóa đi khiến khách hàng không chủ động được thời gian nhận hàng, gây bất tiện cho họ, hoặc đôi lúc còn dẫn đến việc thất lạc hàng hóa. Các doanh nghiệp có thể tích hợp công nghệ kiểm soát đơn hàng, liên tục cập nhật vị trí và trạng thái đơn hàng cho người mua sẽ là một giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này
Các loại Pain Point phổ biến hiện nay

Để có thể hiểu một cách rõ ràng hơn nữa Pain Point là gì, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua phần nội dung nói về điểm đau của khách hàng phổ biến được Bizfly chia sẻ dưới đây.
Process Pain Point (Điểm đau của khách hàng về quy trình)
Điểm đau của khách hàng về quy trình sẽ phản ánh được những vấn đề của khách hàng trong các quy trình mua hàng hoặc sử dụng sản phẩm. Các vấn đề đó có thể là sự lằng nhằng trong thủ tục hay sự rắc rối trong khâu hướng dẫn sử dụng. Điều mà họ mong muốn chính là doanh nghiệp phải tiến hành cải thiện, tối ưu hoá quy trình và mang đến sự thuận tiện cho khách hàng.
Financial Pain Point (Điểm đau của khách hàng về tài chính)
Điểm đau của khách hàng về tài chính là những khoản chi phí lớn mà các đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của doanh nghiệp phải chi trả để có thể sở hữu được các sản phẩm, dịch vụ hay các giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp. Việc phải chi trả quá mức chi phí sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đó.
Và điều mà họ mong muốn chính là các doanh nghiệp cung cấp nên hạ bớt giá thành sản phẩm hoặc mang đến cho họ những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá thành tương đương nhưng giá thành phải thấp hơn và vừa vặn với nhu cầu tài chính của họ.
Productivity Pain Point (Điểm đau của khách hàng về năng suất công việc)
Điểm đau của khách hàng về năng suất công việc là sự phản ánh về thực trạng hiệu suất của sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp mà khách hàng đang sử dụng không đáp ứng được nhu cầu thực tế của họ. Điểm đau này cũng thường gắn liền với thời gian bởi các sản phẩm có thể tiêu tốn quá nhiều thời gian sử dụng của khách hàng.
Vì vậy, điều mà khách hàng mong muốn chính là cắt giảm thời gian sử dụng. Tuy nhiên vẫn phải giữ được mức độ hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ đó.
Support Pain Point (Điểm đau của khách hàng về vấn đề hỗ trợ)
Điểm đau của khách hàng về vấn đề hỗ trợ là những rào cản trong tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tại những khâu tư vấn và mua hàng. Điều này buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng giải quyết dứt điểm Pain Point này để đẩy mạnh dịch vụ khách hàng và gia tăng hiệu quả mua hàng.
Cách xác định pain point của khách hàng

Khi đi tìm pain point của khách hàng, lời khuyên dành cho bạn là hãy sử dụng phương pháp định tính thay vì định lượng. Bởi định tính là phương pháp nghiên cứu mà bạn tập trung vào các câu hỏi chi tiết, tỉ mỉ của khách hàng thông qua hình thức trò chuyện, phỏng vấn sâu,…
Pain Point mang tính chủ quan, tức là khi 2 người có cùng Paint Point thì cũng chưa chắc nó xuất phát từ 1 nguyên nhân giống nhau. Vì vậy, phương pháp mang tính chất thống kê tổng quan như nghiên cứu định lượng sẽ khó mà mang lại hiệu quả cao. Dưới đây, Sapo sẽ chỉ ra 3 cách giúp bạn tìm chính xác Pain Point khách hàng của mình.
Xem thêm Nhân viên Marketing assistant cho doanh nghiệp điều nên biết
Trò chuyện, hỏi các khách hàng hiện thời
Pain point là gì? Để khách hàng hiện tại quyết định chi tiền mua, sản phẩm của doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy tư nhu cầu, mong muốn từ sở thích đến tài chính của họ. Đặc biệt hơn, nó phải “xoa dịu” được nỗi đau thầm kín của khách hàng. Để thu thập được những thông tin này để phục vụ công việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, marketer có thể áp dụng các phương pháp phổ biến hiện nay như tâm sự, phỏng vấn trực tiếp hoặc thực hiện khảo sát về những vấn đề mà họ gặp phải. Đây được xem là cách thức tối ưu về chi phí nhưng tốn thời gian và nhân sự để vận hành.
Ví dụ, nếu bạn kinh doanh sản phẩm chăm sóc da từ Nhật Bản, bạn nên hỏi khách hàng những câu như: Các bạn gái gặp khó khăn gì? Họ sẵn sàng chi bao nhiêu để chăm sóc da hằng ngày? Điều gì sẽ quyết định để mua sản phẩm?… Từ sự khảo sát nghiên cứu khách hàng hiện thời, bạn có thể áp dụng sang cho những khách hàng tiềm năng.
Trò chuyện với các salesman
Salesman chính là người hiểu khách hàng của mình nhất. Thông qua quá trình bán hàng, họ có trong tay đầy đủ các thông tin giá trị mà bạn cần về khách hàng. Rất nhiều doanh nghiệp còn giao trọng trách tìm ra pain points cho các salesman mà cụ thể là telesale. Bởi vì nhiệm vụ của họ là trò chuyện, hỏi đáp với người mua hàng rồi tìm hướng đi chung cho 2 bên. Phương pháp hỏi trực tiếp salesman cũng rất hay được các Marketers áp dụng để vẽ chân dung khách hàng tiềm năng.
Xem thêm Doanh nghiệp sản xuất là gì? Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất
Nhìn vào những Pain Point của đối thủ

Pain point là gì? 1 phương pháp miễn phí và cực đơn giản là dựa vào thông tin từ đối thủ. Nghiên cứu đối thủ là bước quan trọng khi bạn vẽ chân dung khách hàng. Bạn cần đặt một câu hỏi: Đối thủ dùng Pain Point là gì? Hãy thử vào website, các trang mạng xã hội của các đối thủ ngành hàng mà bạn kinh doanh để xem họ đang tập trung đánh vào Pain Point gì.
Qua bài viết dưới đây Topviec.vn đã cung cấp các thông tin về Pain point là gì? Các loại Pain Point phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé!
Lộc Đạt – tổng hợp
Tham khảo ( www.brandsvietnam.com, bizfly.vn, … )
Discussion about this post